Follow me on FB

MÔI THÂM Có Tự Hết Được Không?

Hi bạn,

Khi biết mình đang mang thai, đó là hạnh phúc lâng lâng khó diễn tả thành lời của mỗi bà mẹ, xen lẫn cùng đó là lo âu về sự thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể và có thể gặp nhưng biểu hiện như: ốm nghén, chán ăn, choáng váng, rạn da, tay chân sưng phù, rạn da, thâm môi… Đây cũng là thời gian bạn thích nghi dần với thiên chức làm mẹ.

Belly of a pregnant woman with flower.
Son dưỡng môi handmade an toàn cho các bà mẹ

Hiện tượng môi thâm sẽ xuất hiện khi thai nhi được 3 đến 6 tháng tuổi, và điều này cũng gây không ít rắc rồi cho các bà mẹ trong giao tiếp và công việc. Bị chê “xấu”, và tại sao phải xấu khi mang thai và sinh con là điều tuyệt vời của mỗi bà mẹ. Xã hội hiện đại ngày nay cũng cấp cho bạn kiến thức và sản phẩm giúp bạn giải quyết vấn đề này và quan trọng hơn hết vẫn là sự an toàn và phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Thâm môi trong giai đoạn mang thai là biểu hiện sinh lý do thay đổi đột biến của nội tiết và có thể tự phục hồi sau khi sinh 3 tháng, tuy nhiên để lấy lại bờ môi hồng hào lúc trước, bạn cần thời gian để chăm sóc bản thân mình, đây cũng là sự hy sinh của người mẹ dành cho con cái. Cũng như bị cảm hoặc sốt, không cần thuốc cơ thể ta vẫn có thể tự “chữa” và hồi phục sau một khoảng thời gian, tuy nhiên thuốc cung cấp cho ta kháng sinh, giúp bạn giảm bớt các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và bệnh mau chóng hồi phục hơn.

kem-tri-min-white-doctors copy

Chọn cho mình nhưng cây son dưỡng cũng vậy, kết hợp với một vài phương pháp tự nhiên mà Thủy đã chia sẻ sẽ giúp bạn lấy lại bờ môi hồng hào khi xưa nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng dầu hạnh nhân (Sweet Almond Oil), thoa lên môi một lớp mỏng khoảng 30 phút, vitamin E và các axit béo sẽ tăng độ ẩm, làm mịn da môi. Việc bảo quản cũng khá đơn giản, chỉ cần để tủ lạnh ngăn mát, lưu ý nếu thực hiện vào buổi tối thì bạn thực hiện sau khi đánh răng. Và một điểm quan trọng nữa là bạn đừng nhầm lẫn giữa dầu hạnh nhân (Sweet Almond Oil) chứ không phải tinh dầu (Essential Almond Oil) nhé.

 Đừng sử dụng những cây son màu che lấp đi khuyết điểm của môi, vì như thế sẽ khiến môi bạn càng ngày càng tệ hơn. Môi bạn cũng như da, cũng cần tẩy tế bào chết, thời gian phục hồi đó nhé.


MÔI THÂM Có Tự Hết Được Không? MÔI THÂM Có Tự Hết Được Không? Reviewed by Unknown on 20:42 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Sora Templates